Lưu Thuý Ngân

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Lưu Thuý Ngân
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:

Trong bài thơ “Mưa Thuận Thành”, hình ảnh “mưa” không chỉ là một hiện tượng thiên nhiên mà còn là biểu tượng nghệ thuật xuyên suốt, mang nhiều tầng nghĩa sâu sắc. Mưa hiện lên mềm mại, uyển chuyển, đậm chất nữ tính, như dáng người con gái Kinh Bắc: “Mưa chạm ngõ ngoài / Chùm cau tóc xoã / Miệng cười kẽ lá”. Mưa gợi nhớ lịch sử, thấm đẫm không gian văn hóa với những biểu tượng như “Phủ Chúa”, “cung Vua”, “vai trần Ỷ Lan”, “gạch Bát Tràng”, “chùa Dâu”,... Mỗi giọt mưa như mang theo câu chuyện của thời gian, của những phận người, của nỗi nhớ nhung, đợi chờ. Mưa trở thành chất xúc tác làm sống dậy ký ức, làm dịu lòng người, vừa cụ thể vừa trừu tượng, vừa thực tại vừa mộng mị.Có lúc mưa là kỹ nữ trong đêm, có khi lại là ni cô thẩn thơ, lúc lại là hạt mưa “vỡ gạch Bát Tràng” – mong manh và da diết.Hình ảnh mưa trong bài thơ là một sáng tạo độc đáo, góp phần tạo nên vẻ đẹp trữ tình, sâu lắng và rất riêng cho thơ ca về miền đất Kinh Bắc cổ kính.​

Câu 2:

Trong suốt chiều dài lịch sử, người phụ nữ luôn là một nửa quan trọng của nhân loại, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của xã hội.Tuy nhiên, khi nhìn lại số phận của người phụ nữ xưa và nay, ta nhận thấy có những điểm tương đồng về bản chất, đồng thời cũng có nhiều khác biệt lớn lao do sự vận động của thời đại mang lại.

Trước hết, điểm tương đồng dễ thấy nhất giữa phụ nữ xưa và nay chính là thiên chức làm mẹ, làm vợ và vai trò trong gia đình. Dù sống trong hoàn cảnh nào, người phụ nữ vẫn luôn gắn liền với hình ảnh của sự hy sinh, yêu thương, chăm lo cho chồng con và giữ lửa cho tổ ấm. Dù là người phụ nữ trong ca dao xưa “Thân em vừa trắng lại vừa tròn / Bảy nổi ba chìm với nước non”, hay là người mẹ hiện đại bận rộn với công việc nơi công sở, họ vẫn dành trọn tình yêu thương cho gia đình. Hình ảnh người phụ nữ cam chịu, nhẫn nại, giàu đức hy sinh vẫn hiện diện, phản ánh nét đẹp truyền thống khó phai trong tâm hồn người Việt.

Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất giữa phụ nữ xưa và nay lại nằm ở địa vị xã hội và quyền được sống là chính mình. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ bị xem nhẹ, chịu nhiều thiệt thòi, bị gò bó trong tư tưởng “tam tòng, tứ đức”. Họ không có quyền quyết định cuộc đời mình, phải chịu sự sắp đặt của cha, chồng, con, và thường bị đẩy vào cảnh “hồng nhan bạc phận”. Những nhân vật như Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” hay Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” là minh chứng điển hình cho số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Trái lại, người phụ nữ ngày nay đã có nhiều bước tiến vượt bậc. Nhờ sự phát triển của xã hội và tư tưởng bình đẳng giới, họ có cơ hội học tập, làm việc, cống hiến và khẳng định vị trí của mình trong nhiều lĩnh vực. Nhiều phụ nữ trở thành nhà lãnh đạo, nhà khoa học, nghệ sĩ, doanh nhân thành đạt. Họ không còn chỉ là người đứng sau hậu phương mà đã vươn ra “mặt trận” xã hội, song vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống. Tuy vậy, bên cạnh những thành công, phụ nữ hiện đại cũng phải đối mặt với nhiều áp lực: cân bằng giữa công việc và gia đình, định kiến xã hội, hay các vấn đề như bạo lực giới,s quấy rối tình dục, khiến hành trình khẳng định bản thân không hề dễ dàng.

Tóm lại, người phụ nữ xưa và nay có những điểm tương đồng trong vai trò và phẩm chất, nhưng cũng có những khác biệt sâu sắc về quyền lợi, vị thế và cách họ làm chủ cuộc đời.Sự thay đổi đó phản ánh bước tiến lớn của xã hội và ý thức con người trong việc xây dựng một thế giới công bằng, nhân văn hơn. Là thế hệ trẻ hôm nay, chúng ta cần trân trọng giá trị truyền thống, đồng thời góp phần bảo vệ quyền lợi và nâng cao vị thế cho phụ nữ trong thời đại mới.


Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2: Hình ảnh tượng trưng xuyên xuất bài thơ: Hình ảnh “mưa” là biểu tượng nghệ thuật xuyên suốt toàn bài. Mưa không chỉ là hiện tượng thiên nhiên mà còn mang nhiều tầng ý nghĩa: gợi nhớ thương, tình yêu, vẻ đẹp người con gái Thuận Thành, ký ức lịch sử, văn hóa truyền thống vùng Kinh Bắc

Câu 3: " Hạt mưa sành sứ

vỡ gạch Bát Tràng

hai mảnh đa mang".

Hình ảnh này gợi cảm giác mong manh, dễ vỡ của kỷ niệm và số phận. “Sành sứ” – tượng trưng cho vẻ đẹp tinh tế nhưng dễ tan vỡ, “vỡ gạch Bát Tràng” – gợi liên tưởng đến truyền thống gốm sứ lâu đời, và “hai mảnh đa mang” như một lời nhắc đến tâm trạng người phụ nữ nhiều trăn trở. Câu thơ ngắn mà gợi được chiều sâu cảm xúc và nét văn hóa vùng đất.

Câu 4: Cấu tứ của bài thơ​: Bài thơ có cấu tứ tự do nhưng nhất quán theo mạch cảm xúc, xoay quanh hình ảnh mưa làm tâm điểm để mở rộng ra không gian văn hóa – lịch sử – tâm linh – tình cảm. Bắt đầu từ hiện tại, lan tỏa về quá khứ (với Ỷ Lan, Phủ Chúa, chùa Dâu...), rồi trở lại với nỗi lòng thầm kín, đợi chờ nơi cổng vắng, khép lại bằng hình ảnh mưa như đang rơi ngoài thực tại: “Thuận Thành đang mưa…” – rất điện ảnh và đầy dư ba.

Câu 5:

Đề tài: Vẻ đẹp văn hóa, lịch sử, con người vùng đất Thuận Thành – Kinh Bắc

Chủ đề: Nỗi hoài niệm da diết về một miền đất cổ kính, trữ tình qua hình tượng mưa – nơi đan xen giữa vẻ đẹp người con gái Bắc, quá khứ vàng son và cảm xúc cá nhân. Bài thơ như một bản nhạc nhớ nhung, vừa dịu dàng vừa sâu thẳm

Mỗi con người khi sinh ra và trưởng thành đều cần cho mình một kim chỉ nam để định hướng con đường mình sẽ đi, đó chính là lý tưởng sống. Lý tưởng sống là mục tiêu sống cao đẹp mà mỗi người hướng tới, góp phần làm cho cuộc đời có ý nghĩa hơn.Đối với thế hệ trẻ – lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước – việc xác định và sống có lý tưởng lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong bối cảnh xã hội hiện đại.

Ngày nay, thế hệ trẻ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để học tập, cống hiến và khẳng định bản thân. Nhưng đồng thời, họ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, từ áp lực học hành, việc làm cho đến sự tác động mạnh mẽ của mặt trái công nghệ và mạng xã hội. Trong môi trường ấy, việc xây dựng cho mình một lý tưởng sống đúng đắn chính là cách để giới trẻ không bị cuốn theo lối sống thực dụng, ích kỷ hay mất phương hướng.

Lý tưởng sống không nhất thiết phải là điều gì đó to tát như trở thành vĩ nhân hay làm điều vĩ đại. Đôi khi, lý tưởng sống có thể đơn giản là trở thành một con người có ích cho xã hội, sống tử tế với bản thân và người khác, đóng góp sức lực của mình vào những điều nhỏ bé nhưng thiết thực.Một bạn trẻ yêu thích công nghệ có thể nuôi lý tưởng xây dựng những phần mềm hữu ích cho cộng đồng. Một người đam mê môi trường có thể sống xanh, lan tỏa lối sống bền vững đến mọi người.Điều quan trọng là lý tưởng ấy phải xuất phát từ trái tim, từ khát vọng sống tích cực và không ngừng vươn lên.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ thanh niên chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của lý tưởng sống. Một số bạn sống buông thả, lười biếng, chỉ chạy theo danh vọng, tiền tài mà quên mất trách nhiệm của bản thân với xã hội.Có người lại hoang mang, mất phương hướng khi gặp khó khăn, dễ dàng từ bỏ lý tưởng ban đầu. Điều đó cho thấy, để xây dựng một lý tưởng sống đúng đắn không chỉ cần sự hiểu biết mà còn cần cả ý chí và bản lĩnh vượt qua những thử thách của cuộc sống.

Lý tưởng sống là ngọn đèn soi sáng cho hành trình trưởng thành của mỗi người trẻ. Một lý tưởng sống đẹp sẽ giúp thế hệ trẻ sống có trách nhiệm, biết yêu thương, cống hiến và làm chủ tương lai. Trong thời đại mới, mỗi người trẻ cần trau dồi kiến thức, nuôi dưỡng ước mơ,rèn luyện bản thân để hiện thực hóa lý tưởng của mình, từ đó góp phần dựng xây một xã hội tốt đẹp hơn.

Nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Trai anh hùng, gái thuyền quyên được Nguyễn Du khắc họa như một hình tượng lý tưởng của người anh hùng thời phong kiến, tiêu biểu cho khát vọng tự do, công lý và tình yêu cao đẹp.Từ Hải hiện lên với dáng vẻ phi thường, “đội trời đạp đất”, mang khí phách ngang tàng, bản lĩnh vượt trội, không chịu trói buộc bởi quyền lực hay lễ giáo thông thường. Chàng là hình mẫu người đàn ông lý tưởng, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng vươn tới những hoài bão lớn lao. Không chỉ có chí lớn, Từ Hải còn là người trọng nghĩa, trọng tình, thể hiện qua việc giữ lời hứa, quay lại tìm Thúy Kiều sau bao năm xa cách. Chàng là hình mẫu người đàn ông lý tưởng, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng vươn tới những hoài bão lớn lao. Không chỉ có chí lớn, Từ Hải còn là người trọng nghĩa, trọng tình, thể hiện qua việc giữ lời hứa, quay lại tìm Thúy Kiều sau bao năm xa cách. Tình cảm chàng dành cho Kiều vừa sâu đậm, vừa trân trọng, thể hiện qua hành động “ép cung cành” và hứa hẹn xây dựng cuộc sống viên mãn cho nàng. Qua nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du không chỉ dựng nên một hình mẫu anh hùng mang tính lý tưởng mà còn thể hiện niềm cảm thương cho thân phận tài hoa bạc mệnh, đồng thời gửi gắm khát vọng công lý và tự do vượt lên trên số phận của con người.

Sự sáng tạo của Nguyễn Du thể hiện ở việc nâng tầm Từ Hải từ một con người thực (trong nguyên tác) thành một biểu tượng lý tưởng hóa của người anh hùng thời đại. Qua đó, ông không chỉ làm giàu thêm cho nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn học mà còn gửi gắm những khát vọng nhân văn sâu sắc.

Bằng bút pháp lý tưởng hóa, Nguyễn Du không chỉ xây dựng một hình tượng Từ Hải lớn lao, phi thường mà còn thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo, khát vọng về một xã hội công bằng, nơi người tài đức được sống và yêu thương xứng đáng

" râu hùm, hàm én, mày ngài"

"vai năm tấc rộng, thân mười thước cao"

"đội trời, đạp​ đất​ ở đời "

thể hiện khí phách hiên ngang, bản lĩnh và hoài bão lớn lao của một người anh hùng thích vùng vẫy ngang dọc

biên đình, râu hùn, hàm én, mày ngài, côn quyền​, lược thao

Thúy Kiều gặp Từ Hải