Phạm Phương Anh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Phạm Phương Anh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Trường học không chỉ là nơi ươm mầm ước mơ và tạo lên tình bạn đẹp, các mối quan hệ trong cuộc sống mà trường học còn là ngôi nhà thứ hai là nơi học hỏi và tìm hiểu những thứ mới mẻ cũng là nơi một phần gửi gắm cả thanh xuân, ấy thế mà hiện nay vẫn còn đâu đó nạt bắt nạt đang xảy ra tại trường học. Đây là một vấn đề đáng để lên án.

Bạo lực học đường là gì? Là những hành vi xâm phạm đến tinh thần, thể chất một cách ngang ngược diễn ra trong phạm vi trường học. Tệ bắt nạt có ở nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Có thể là hành vi đánh nhau xâm phạm đến thân thể hoặc tinh thần, bạo lực học đường xảy ra ở các lứa tuổi học sinh trung học, có thể xích mích hoặc gây gổ dẫn đến đánh nhau. Tệ bắt nạt có nhiều hình thức khác nhau như: Cô lập, sai vặt, đánh chửi bạo lực về tinh thần, đe dọa,...Bắt nạt là một hành vi xấu khiến chúng ta đi vào con đường hư hỏng hay đua đòi những không tốt, bạo lực thường đánh vào các bạn ngoan hiền không thể trống cự lại, từ đó càng lấn tiến. Hiện nay tính theo thống kê về tỉ lệ phần trăm về bạo lực học đường, Việt Nam là một trong các quốc gia đang gia về số lượng và mức độ nguy hiểm, xảy ra ở mọi niềm đất nước, tính theo một năm học Việt Nam có tới hơn hàng ngàn vụ bắt nạt ở cả nam và nữ. Về phía nam các bạn chưa kìm chế được cảm xúc khi ở độ tuổi dậy thì, các bạn thường có xu hướng tụ tập đánh nhau hoặc bắt nạt các bạn yếu hơn mình để làm bài tập, sai vặt. Còn bên nữ thường có xu hướng là chửi hoặc là nhục. Có rất nhiều vụ nghiêm trọng khiến nhiều em sợ phải nghỉ học hoặc bắt buộc thôi học hay có nhiều em sợ đến mức mà nghĩ tới con đường cuối cùng, nhưng ai đâu có nghĩ tới hậu quả mà gây ra cho nạn nhân như; Có thể đánh nhập viện, có thể là trầm cảm do sự tra tấn lâu dài, là vết sẹo tinh thần khiến họ cảm thấy tự ti, sợ hãi, thiếu tự tin trong cuộc sống,...Sự thay đổi tâm lí, sinh lí ở các bạn học sinh đặc biệt là các bạn tuổi vị thành niên. Khi các bạn càng lớn tâm tầm hồn không còn ngây thơ hồn nhiên mà là sự mong muốn được thể hiện bản thân, tạo sự khác biệt muốn được chú ý hơn. Chúng thường có suy nghĩ bốc đồng, có cảm giác ghen tị khi ai đó hơn mình. Chính vì những suy nghĩ như vậy, chúng thường bắt nạt người yếu, bắt nạt đó cho là hành vi thường ngày để làm trò cười. Cũng một phần là do nhà trường chưa thật sự quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức, tâm lí, mà chỉ đặt nặng kiến thức văn hóa. Sự lỏng lẻo của nhà trường khiến cho nhiều em học sinh ngang nhiên lộng hành. Cha mẹ không quan tâm đến con, không thấu hiểu, chia sẻ, không có phương pháp giáo dục con đúng đắn khiến con hư hỏng. Một đứa trẻ bị cha mẹ trách máng, bạo lực thì có xu hướng muốn bắt nạt người khác để giải tỏa tâm trạng. Bạo lực học đường để lại hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với nạn nhân mà còn đối với cả người gây ra hành động đó. Về phía nạn nhân những tổn thương không chỉ là vết thương trên cơ thể mà còn là vết sẹo tâm lý, khiến họ cảm thấy sợ hãi. Một số học sinh có thể bị trầm cảm, lo âu, thậm chí là tự hại bản thân hoặc bỏ học. Về phía người gây bạo lực, họ có thể bị xa lánh, cô lập, và nêu không được giáo dục kịp thời, sẽ hình thành những thói quen xấu, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Môi trường học đường mất đi sự hòa hợp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Trình độ dân trí thấp, nhiều đối tượng ăn chơi lêu lổng dụ dỗ cũng là nguyên nhân lôi kéo các bạn làm việc xấu. Nhà trường cần phải xây dựng hệ thống nguồn tin khi có bạo lực học đường xảy ra, nhanh chóng nắm bắt thông tin. Ngoài ra nhà trường cần tổ chức các buổi tuyên truyền nâng cao nhân thức cho giáo viên và học sinh về cách chấn chỉnh, không bao che, kỉ luật nghiêm khắc các hành vi bắt nạt trong nhà trường. Các bạn phải học kìm chế, luôn rèn luyện kĩ năng, nội quy nhà trường, luôn ghi nhớ và thực hiện tốt năm điều bác Hồ dạy, tích cực tham gia vào các hoạt động đội của đoàn. Điều đặc biệt là các bạn phải tránh xa bạo lực học đường, báo ngay cho thầy cô và gia đình khi có hiện tượng xảy ra. Gia đình nhất là cha mẹ phải luôn yêu thương con cái, tạo ra môi trường lành mạnh cho con, không đối sử với con cái bằng bạo lực, điều quan trọng là cha mẹ phải theo dõi tâm lý của con và tình hình học tập ở trường, bạn bè căn cản kịp thời .

Vì là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em luôn phải đối mặt với những cuộc ẩu đả, để tạo nên môi trường an toàn lành mạnh nên chúng ta phải thay đổi từ bây giờ. Tránh để sự việc này tiếp diễn.