

LÊ THÀNH LONG
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
Từ thuở xa xưa thanh niên Việt Nam đã ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trong thời chiến họ luôn là lực lượng tiên phong trong các phong trào đánh giặc cứu nước, luôn là lực lượng nòng cốt của cách mạng, xả thân vì tổ quốc mà không tiếc thời tuổi trẻ. Vậy chúng ta những thanh niên may mắn được sinh ra trong thời bình, chúng là phải có trách nhiệm như thế nào để gìn giữ và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng đã được đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ đi trước, phải làm gì để xứng đáng hưởng được những thành quả ngày hôm nay. Mỗi chúng ta phải xác định cho mình một lí tưởng sống cao đẹp, phải có ước mơ và hoạch định ra cho mình một kế hoạch cụ thể, phải rèn đức luyện tài, phải hiểu được vai trò đất nước đối với chúng ta, có như vậy chúng ta mới xác định được đúng đắn nhiệm vụ của mình đối với đất nước. Chúng ta ra sức học tập cũng là đang thực hiện nhiệm của của mình với đất nước, nó không phải là một cái gì đó sâu xa như các bạn nghĩ nó chỉ đơn giản là làm tốt bổn phận của mình để phấn đấu trở thành một công dân tốt góp phần xây dựng một đất nước giàu đẹp vững mạnh. Như vậy trách nhiệm của thanh niên ở thời chiến hay thời bình đều do ý thức mỗi con người tuy nhiên nó lại được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.
Câu 2:
Bàn về kết thúc đoạn trích "Vợ chồng A Phủ"
– Ý kiến thứ nhất: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: Đánh giá kết thúc của truyện Vợ chồng A Phủ là bất ngờ với mạch truyện, tâm trạng nhân vật Mị và cả người đọc.
– Ý kiến thứ hai: Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: ý kiến này nhìn nhận, đánh giá kết thúc của tác phẩm trong mối quan hệ với lô gíc diễn biến tâm trạng nhân vật Mị và mạch vận động tất yếu của đời sống con người: khi bị dồn đẩy đến bước đường cùng, con người sẽ vùng lên tìm ánh sáng cho mình.
Bình luận các ý kiến:
Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tài năng kể chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài. Đồng thời, ta càng trân trọng hơn .tấm lòng yêu thương, đồng cảm của tác giả đối với người dân nơi đây.
Câu 1:
Nhân vật trữ tình: Tôi
Câu 2:
Điều nghịch lý trong bài thơ: Bầy chim sẻ không được bay trên bầu trời xanh
Câu 3:
Hình tượng chiếc lồng trong bài thơ là biểu tượng cho những ranh giới ngăn cản con người; những điều tạo nên sự giam cầm, trói buộc sự tự do của con người.
Câu 4:
Tác dụng của nghệ thuật đối:
– Tạo sự đăng đối, cân xứng để ngầm đối sánh giữa con chim sẻ bị giam cầm và những con người không được sống đúng với chính mình.
– Bộc lộ cảm giác cay đắng, day dứt, bất bình vì những ràng buộc cuộc sống đã làm con người sống giả tạo, đánh mất mình.
Câu 5:
– Con người không nên tự nhốt mình trong những định kiến, ràng buộc khắt khe; cần thoát ra khỏi những giam cầm đó để sống cuộc đời của chính mình.
– Con người cần biết đấu tranh với những giả tạo trong cuộc sống, sống chân thành với mình và với người.
– Đừng trói buộc người khác bằng những lối mòn của định kiến; tôn trọng tự do và khác biệt của con người.