

ĐỖ HÀ DUYÊN
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
Mùa thu Hà Nội từ lâu đã là nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca, nghệ thuật, và đoạn trích thơ của Hoàng Cát đã tái hiện vẻ đẹp ấy một cách đầy tinh tế và cảm xúc. Mở đầu đoạn thơ là không gian mùa thu với “gió heo may”, “lá vàng khô”, “phố bâng khuâng” – những hình ảnh đặc trưng gợi nên cảm giác se lạnh, nhẹ nhàng, đậm chất thu Hà Nội. Sự “lặng lẽ một mình” giữa “chiều nhạt nắng” không chỉ gợi cảnh vắng lặng mà còn khơi dậy nỗi cô đơn, nhớ nhung, một xúc cảm rất riêng khi thu về. Mùa thu trong thơ không chỉ đẹp ở cảnh vật mà còn chất chứa tình cảm – đó là nỗi nhớ người xa, là hồi ức và khát vọng gần gũi. Hình ảnh “hàng sấu vẫn còn đầy quả sót”, “trái vàng ươm”, “chùm nắng hạ”, “mùi hương trời đất” khiến bức tranh thu vừa gần gũi, vừa quyến rũ đến ngỡ ngàng. Như vậy, mùa thu Hà Nội hiện lên qua đoạn thơ với vẻ đẹp dịu dàng, trầm lắng, gợi nhớ và rất đỗi nên thơ, để lại dư âm sâu lắng trong lòng người đọc.
Câu 2:
Trong thời đại công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence) đang trở thành một trong những thành tựu nổi bật và có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến mọi mặt của đời sống con người. Từ những ứng dụng quen thuộc như trợ lý ảo, dịch tự động, gợi ý video đến các lĩnh vực cao cấp như y học, giáo dục, giao thông hay quân sự, AI đang phát triển với tốc độ “vũ bão”, mở ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức.
Trí tuệ nhân tạo có khả năng “học” và “tự cải thiện”, giúp máy móc xử lý thông tin, đưa ra quyết định, thậm chí có thể thay thế con người trong một số lĩnh vực. Những tiến bộ vượt bậc trong AI đã giúp con người tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất lao động và tạo ra bước nhảy vọt trong sản xuất, chăm sóc sức khỏe, và phân tích dữ liệu. Ví dụ, trong y học, AI có thể hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh nhanh và chính xác; trong giáo dục, AI giúp cá nhân hóa việc học phù hợp với từng người.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của AI cũng kéo theo nhiều lo ngại. Một trong số đó là nguy cơ mất việc làm khi máy móc dần thay thế sức lao động con người trong các ngành nghề lặp đi lặp lại hoặc cần độ chính xác cao. Ngoài ra, những vấn đề đạo đức cũng được đặt ra: nếu AI có khả năng ra quyết định, ai sẽ chịu trách nhiệm khi có sai sót xảy ra? Đồng thời, việc lạm dụng AI cho các mục đích xấu như làm giả giọng nói, khuôn mặt (deepfake), kiểm soát dư luận, xâm phạm quyền riêng tư… cũng là mối nguy tiềm ẩn.
Trước bối cảnh đó, điều cần thiết là con người phải có cái nhìn tỉnh táo và chủ động trong việc phát triển, quản lý AI. Chúng ta không nên quá lo sợ mà từ chối AI, nhưng cũng không thể phó mặc hoàn toàn cho nó. Việc xây dựng khung pháp lý rõ ràng, tăng cường giáo dục về đạo đức công nghệ, và đề cao tính nhân văn trong ứng dụng AI là điều cấp thiết để đảm bảo AI phục vụ con người một cách tích cực.
Tóm lại, trí tuệ nhân tạo là một bước tiến vĩ đại của nhân loại. Nó có thể là “bạn đồng hành” giúp thế giới phát triển vượt bậc, nhưng cũng có thể trở thành mối nguy nếu không được kiểm soát hợp lý. Con người cần vừa khai thác tiềm năng to lớn của AI, vừa luôn giữ vai trò trung tâm, điều khiển và định hướng AI phục vụ cho lợi ích chung của xã hội.
Câu 1.
-Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là :Biểu cảm (kết hợp với miêu tả và tự sự).
Câu 2.
-Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nỗi nhọc nhằn, khó khăn trong đoạn trích là:
“Gánh gồng xóc xếch hoàng hôn”
“Tiếng võng con càng thắt heo hắt vọng”
“Chiêm bao run trọn mặt đêm dài”
=>Những hình ảnh này đều mang tính gợi hình và gợi cảm cao, thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn, khắc khoải của người mẹ cũng như nỗi nhớ thương quê hương của người con.
Câu 3.
-Biện pháp tu từ: Ẩn dụ (“đặt mẹ nằm lưng núi quê hương”)
-Tác dụng:
+Thể hiện tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của người con dành cho mẹ và quê hương. Dù không thể hiện bằng lời, người con luôn giữ mẹ trong tim, gắn bó máu thịt với quê nhà.
+Tăng sức gợi hình,gợi cảm cho câu thơ giúp câu thơ trở nên sinh động,nhịp nhàng,lôi cuốn, hấp dẫn hơn
Câu 4.
*Em hiểu dòng thơ đó như sau:hình ảnh người mẹ gánh gồng trong ánh hoàng hôn thể hiện sự lam lũ, tảo tần. “Xóc xếch” gợi lên sự vội vã, chênh vênh, cực nhọc. Câu thơ là một biểu tượng cho sự hi sinh thầm lặng của người mẹ vì gia đình.
Câu 5.
*Thông điệp: Tình mẹ và tình quê hương là những giá trị thiêng liêng, sâu sắc, luôn in đậm trong tâm khảm mỗi con người.
*Lí do: Đoạn thơ dùng những hình ảnh giản dị mà xúc động như “tiếng võng”, “mẹ gánh gồng”, “chiêm bao” để thể hiện nỗi nhớ, tình thương và sự biết ơn. Dù ở đâu, con người vẫn luôn hướng về cội nguồn, về vòng tay mẹ và quê nhà.
a. - Nuôi cấy không liên tục: là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
- Nuôi cấy liên tục: là môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng và lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
b.
Pha tiềm phát (lag) | Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất. |
Pha lũy thừa (log) | Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh. |
Pha cân bằng | Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian, vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi. |
Pha suy vong | Số tế bào trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều. |
Trong rễ cây đậu nành có sự cộng sinh giữa rễ cây và vi khuẩn Rhizobium. Trong mối quan hệ cộng sinh này, cây cung cấp sản phẩm quang hợp cho đời sống và hoạt động của vi khuẩn ngược lại vi khuẩn có vai trò cố định N2 tự do từ không khí thành NH3 vừa cung cấp cho cây vừa cung cấp cho đất. Như vậy, việc chuyển sang trồng đậu nành trên mảnh đất đã trồng khoai trước đó lại có tác dụng bổ sungg và duy trì nitrogen trong đất.
Câu 1:
Tính sáng tạo là phẩm chất vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ .Sáng tạo không chỉ là khả năng tạo ra những sản phẩm, ý tưởng mới lạ mà còn là tư duy phản biện khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt và hiệu quả .Với tính sáng tạo thế hệ trẻ có thể thích ứng nhanh chóng với những thay đổi ,nắm bắt cơ hội và đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội .Hơn nữa ,sáng tạo còn giúp cá nhân khẳng định bản thân, thể hiện cá tính và sống một cuộc đời ý nghĩa trọn vẹn .Việc giáo dục và khuyến khích tính sáng tạo ở trẻ em là điều cần thiết để xây dựng một tương lai tươi sáng.
Câu 2:
Qua hai nhân vật Phi và ông Sáu đèo trong truyện ngắn "Biển người mênh mông", Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa chân thực hình ảnh người dân Nam Bộ với những phẩm chất đáng quý. Ông Sáu đèo, dù nghèo khó, sống lang thang trên sông nước, vẫn giữ được sự lạc quan, vui vẻ .Cuộc sống khó khăn không làm ông gục ngã mà ngược lại, ông vẫn đi tìm thấy niềm vui trong những điều giản dị. Tình cảm của ông dành cho Phi ,dù không phải ruột thịt, nhưng cũng rất sâu nặng, thể hiện qua sự quan tâm, chăm sóc và lời khuyên chân thành.
Phi là một cô gái mồ côi cha từ nhỏ, sống trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng vẫn nỗ lực học hành, kiếm việc làm để tự lập. Sự mạnh mẽ và kiên cường của Phi được thể hiện qua việc cũng không đầu hàng trước số phận, mà luôn tìm cách vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Dù trải qua nhiều mất mát và thiếu thốn trong tình cảm gia đình, Phi vẫn giữ được lòng nhân hậu và sự bao dung. Cả Phi và ông Sáu Đèo đều là những hình ảnh tiêu biểu cho sức sống mãnh liệt với tinh thần vượt khó của người dân Nam Bộ.
Mối quan hệ giữa Phi và ông Sáu Đèo thể hiện tình người ấm áp, đùm bọc lẫn nhau giữa những con người nghèo khó. Dù không có quan hệ huyết thống, nhưng tình cảm giữa họ sâu sắc hơn cả tình ruột thịt. Ông Sáu Đèo coi Phi như con cháu trong nhà, luôn quan tâm, chăm sóc và hướng dẫn Phi trong cuộc sống. Phi cũng rất kính trọng và yêu thương ông Sáu Đèo, xem ông như người thân trong gia đình .Tình cảm này đã làm nên sức mạnh tinh thần giúp họ vượt qua khó khăn, tạo nên một bức tranh đẹp về tình người trong xã hội.
Câu 1:
-Kiểu vb của ngữ liệu trên là vb thuyết minh
Câu 2:
- Một số hình ảnh, chi tiết cho thấy cách giao thương,mua bán thú vị trên chợ nổi: "cây bẹo" treo trái cây,củ sắn, củ khoai;ghe treo tấm lá lợp nhà rao bán ghe; kèn,lời rao mời mọc
Câu 3:
-Việc sử dụng tên các địa danh (Cái Bè, Cái Răng, Ngã Bảy, Ngã Năm, Thới Bình, sông Vĩnh Thuận) làm tăng tính chân thực, cụ thể cho thông tin, giúp cho người đọc hình dung rõ hơn về sự phổ biến của chợ nổi miền Tây
Câu 4:
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ ( "cây bẹo" ,kèn ,lời rao) góp phần làm cho cảnh chợ nổi thêm sinh động, hấp dẫn, thu hút khách
Câu 5:
-Chợ nổi có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và văn hóa của người dân miền Tây, là nét vh đặc trưng của vùng sông nước