

Trần Hoàng Tùng Anh
Giới thiệu về bản thân



































câu 1:
Mark Twain từng nói: “Hai mươi năm sau bạn sẽ hối hận vì những gì bạn đã không làm, hơn là những gì bạn đã làm. Vậy nên hãy tháo dây, nhổ neo và ra khỏi bến đỗ an toàn.” Đây là một lời nhắn nhủ sâu sắc về sự dũng cảm và quyết đoán trong cuộc sống. Thực tế, chúng ta thường bị níu giữ bởi sự sợ hãi, ngại thay đổi và mong muốn an toàn. Nhưng chính những lần không dám thử sức, không dám làm điều mình muốn mới là thứ khiến ta day dứt mãi về sau. Bởi thời gian không thể quay lại, tuổi trẻ không chờ ai. Cuộc sống chỉ thực sự ý nghĩa khi ta dám bước ra khỏi vùng an toàn để khám phá, trải nghiệm, chấp nhận cả thành công lẫn thất bại. Giống như một con tàu sinh ra không phải để nằm mãi trong bến, con người cũng cần bước đi, sống hết mình với những đam mê và hoài bão. Lời nhắn của Mark Twain là động lực để chúng ta dũng cảm hơn, mạnh mẽ hơn trong hành trình sống của chính mình.
câu 2:
Trong truyện ngắn “Trở về” của Thạch Lam, hình ảnh người mẹ hiện lên vô cùng cảm động và đáng thương, thể hiện sâu sắc tình mẫu tử thiêng liêng và sự hi sinh lặng lẽ của người phụ nữ trong xã hội xưa. Dù con trai – nhân vật Tâm – đã rời quê sáu năm trời không thư từ, không hỏi thăm, người mẹ ấy vẫn luôn chờ đợi, vẫn yêu thương và lo lắng cho con bằng tất cả trái tim. Khi Tâm trở về, bà xúc động đến rơi nước mắt, không trách móc một lời, mà chỉ nhẹ nhàng quan tâm: “Cậu đã khỏe hẳn chưa?”, “Hãy ở lại ăn cơm đã…”. Những câu nói giản dị ấy lại chất chứa biết bao yêu thương và sự tha thứ. Dù nghèo khổ, già yếu, người mẹ vẫn sống trong hy vọng, vẫn tự an ủi bằng sự hiện diện của cô Trinh – một cô gái từng thân quen với con – như để bám víu vào chút ký ức đẹp đẽ về con trai. Tấm lòng mẹ bao dung đến mức không màng đến sự hờ hững, lạnh nhạt của con. Bà cụ không cần tiền, mà chỉ cần một chút quan tâm, một bữa cơm sum vầy, một câu chuyện đời thường. Nhân vật người mẹ đã cho ta thấy vẻ đẹp thầm lặng nhưng vô cùng lớn lao của tình mẫu tử. Qua đó, Thạch Lam muốn nhấn mạnh sự trân trọng đối với những người mẹ già nơi quê nghèo – những người vẫn đang lặng lẽ đợi chờ con, như cái bóng cô đơn giữa gian nhà cũ. Nhân vật người mẹ không chỉ là đại diện cho tình thương bao la mà còn gợi lên trong lòng người đọc sự day dứt, nhắc nhở ta hãy biết yêu thương và quan tâm đến những người thân yêu, nhất là khi ta còn có thể.
câu 1 :
- phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là biểu cảm
câu 2:
Hai lối sống mà con người đã từng đôi lần trải qua được tác giả nêu trong đoạn trích là:
- Lối sống thụ động, buông xuôi, khước từ vận động và trải nghiệm.
- Lối sống tích cực, luôn vận động, vươn tới những điều lớn lao và ý nghĩa trong cuộc sống.
câu 3:
Tác dụng:
- So sánh dòng sông với đời người, với tuổi trẻ giúp làm nổi bật thông điệp: con người, đặc biệt là tuổi trẻ, cần phải sống năng động, không ngừng vươn tới những khát vọng lớn lao như dòng sông luôn chảy ra biển rộng. Hình ảnh giàu tính gợi hình, gợi cảm giúp người đọc dễ cảm nhận và suy ngẫm sâu sắc hơn về ý nghĩa của cuộc sống.
câu 4:
em hiểu là
"Tiếng gọi chảy đi sông ơi" là cách nói ẩn dụ, thể hiện tiếng gọi từ bên trong mỗi con người – đó là khát vọng sống có ý nghĩa, khát vọng vươn lên, không ngừng vận động và cống hiến. Tiếng gọi đó thôi thúc ta không được dừng lại, không được sống an phận hay buông xuôi, mà phải sống hết mình với tuổi trẻ.
câu 5
- Từ nội dung văn bản, em rút ra được bài học: Trong cuộc sống, đặc biệt là khi còn trẻ, mỗi người cần sống tích cực, luôn vận động, dám ước mơ và hành động để vươn tới những điều tốt đẹp. Bởi sống thụ động, buông xuôi sẽ khiến cuộc đời trở nên tẻ nhạt và đáng tiếc.