

Hà Khánh Linh
Giới thiệu về bản thân



































a, năm 2025, Việt Nam có 20 nước là đối tác chiến lược (12 nước là đối tác chiến lược toàn diện), gồm: Nga (2001); Ấn Độ (2007); Trung Quốc (2008); Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Ban Nha (2009); Anh (2010); Đức (2011); Italy (1/2013), Thái Lan (6/2013), Indonesia (6/2013), Singapore (9/2013), Pháp (9/2013); Malaysia ...
b, Tham gia tích cực các tổ chức quốc tế:
Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức như Liên Hợp Quốc, ASEAN, WTO, APEC,... góp phần thúc đẩy hợp tác và phát triển.
Đảm nhiệm vai trò quan trọng:
Việt Nam từng là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (2008–2009, 2020–2021) và đăng cai các sự kiện lớn như APEC 2006, Thượng đỉnh Mỹ - Triều 2019,...
Mở rộng quan hệ đối ngoại:
Thiết lập quan hệ với hơn 190 quốc gia, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, RCEP,…
Đẩy mạnh ngoại giao toàn diện:
Tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế; quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
Thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn:
Giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
a,- Từ năm 1911, Nguyễn Tất Thành đi qua nhiều châu lục, làm nhiều công việc để vừa kiếm sống, vừa tìm hiểu thực tiễn. Từ các cuộc hành trình, Nguyễn Tất Thành đã đúc kết được nhiều bài học và đi đến nhận định: “Ở đâu chủ nghĩa thực dân đế quốc cũng tàn bạo, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức cùng cực".
- Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp hoạt động và trở thành một trong những người lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp.
b, Nguyên nhân Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đi theo con đường cách mạng vô sản:
+ Trong những năm 1911 - 1920, Nguyễn Tất Thành đã đi qua nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Bằng chính quá trình thâm nhập thực tiễn: lao động kiếm sống và hoạt động cách mạng, bằng chính quá trình tự vô sản hóa chính mình, thế giới quan của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành dần đựợc mở rộng. Người đã nhận thấy nguồn gốc trực tiếp nỗi khổ đau chung của các dân tộc thuộc địa đó là chủ nghĩa đế quốc và đồng thời nhận ra rằng: con đường cách mạng tư sản không phù hợp với dân tộc Việt Nam, bởi “Cách mạng tư sản Pháp, cách mạng tư sản Mĩ… là những cuộc cách mạng không đến nơi”, không triệt để…
+ Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo (Pháp), Nguyễn Ái Quốc lập tức bị cuốn hút vì tính chất cách mạng triệt để của con đường cách mạng vô sản. Từ đó, Người đi đến khẳng định: “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
- Nội dung cơ bản: con đường giành độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam là đi theo con đường cách mạng vô sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.