

Phạm Thái Dương
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1. Ngôi kể được sử dụng trong văn bản là ngôi thứ ba (tác giả kể về nhân vật Thứ).
Câu 2. Văn bản thể hiện cuộc sống đói nghèo, tù túng, bế tắc và đầy mâu thuẫn nội tâm của người trí thức trước Cách mạng tháng Tám; họ khao khát lý tưởng nhưng bị thực tại cơm áo ghì sát đất, dẫn đến sự sống mòn, bất lực.
Câu 3. Câu cảm thán thể hiện nỗi xót xa, đau đớn trước sự hi sinh vô ích của những con người lý tưởng trong xã hội cũ; đồng thời nhấn mạnh thực trạng khắc nghiệt là cái đói và cái rét đã trói buộc con người, làm tiêu tan mọi khát vọng cao đẹp.
Câu 4. Nội dung chính: Văn bản phản ánh bi kịch tinh thần và nỗi đau khổ của người trí thức tiểu tư sản khi lý tưởng sống bị thực tế nghèo đói vùi dập, qua đó thể hiện niềm cảm thông sâu sắc và thái độ phê phán xã hội của tác giả.
Câu 5. Nhân vật Thứ được xây dựng với hình ảnh một trí thức có tâm huyết, khao khát sống đẹp và có ích, nhưng lại yếu đuối, nhút nhát, bất lực trước hoàn cảnh. Qua đó, Nam Cao thể hiện sự hiểu biết sâu sắc tâm lý nhân vật và phê phán xã hội đã vùi dập con người.
Câu 6.
Lí tưởng sống chính là ngọn đèn soi đường cho mỗi người trong hành trình trưởng thành. Khi có lý tưởng, con người sẽ sống có mục tiêu, biết vượt qua khó khăn, không cam chịu số phận tầm thường. Lí tưởng giúp ta sống đẹp, sống có ích và cống hiến cho xã hội. Một cuộc đời có lý tưởng là một cuộc đời đáng sống.